asiaco.com

Cần chuẩn bị gì trước khi phỏng vấn? 7 bước giúp bạn tự tin trước HR

Admin AsiaCo.Com

Cần chuẩn bị gì trước khi phỏng vấn

Cần chuẩn bị gì trước khi phỏng vấn? Nghe tưởng đơn giản, nhưng thật ra là cả một combo “vào vai chuyên nghiệp”. Chơi game còn cần cắm gear, ra sới còn cần gà chiến, thì bước vào phỏng vấn xin việc – sân khấu lớn của đời người thì phải lên đồ tử tế chứ không thể phó mặc “tới đâu tính tới đó”.

Bài viết này sẽ giải mã thẳng thắn theo kiểu dân chơi: Cần chuẩn bị gì trước khi phỏng vấn? Ai đã từng lóng ngóng trả lời “em thích môi trường năng động” mà vẫn trượt như thường thì nên đọc hết. Mỗi phần sẽ chia nhỏ, dễ nuốt, dễ nhớ, dễ áp dụng – không hoa mỹ, không dài dòng, chỉ việc chốt đúng 7 bước là bạn có thể khiến HR phải gật gù: “Ứng viên này có chất!” 

Asiaco là nền tảng kết nối đa năng dành cho cộng đồng người Việt tại Campuchia. Từ tìm việc làm, tuyển dụng, tìm nhà trọ đến cảnh báo các hành vi lừa đảo trong môi trường lao động. Không chỉ là nơi chia sẻ thông tin đáng tin cậy, Asiaco còn là kênh quảng bá hiệu quả cho nhà hàng, quán ăn, dịch vụ du lịch và kinh doanh cá nhân. 

Cần chuẩn bị gì trước khi phỏng vấn? Hướng dẫn chi tiết 

Chuẩn bị kỹ lưỡng trước buổi phỏng vấn giúp bạn tự tin và dễ dàng ghi điểm với nhà tuyển dụng. Từ việc chăm chút ngoại hình, ôn lại kinh nghiệm cho đến cách ứng xử khéo léo – mọi yếu tố đều quan trọng để biến buổi gặp gỡ thành cơ hội ghi điểm. 

Cần chuẩn bị gì trước khi phỏng vấn

Cần chuẩn bị gì trước khi phỏng vấn

Bước 1: Phải hiểu mình là ai, làm được gì

Nghe hơi triết học nhưng đây là nền móng vững chắc. Trước khi đi ra đường nói chuyện lương bổng, trước hết phải biết mình là ai trong cái thị trường lao động này.

Hãy tự hỏi bản thân vài câu gọn gàng:

  • Mình đang mạnh điểm gì? (Kỹ năng, kinh nghiệm, cách xử lý tình huống)
  • Mình yếu ở đâu? (Để né đạn khi phỏng vấn chứ không tự đào hố)
  • Mình có gì nổi bật hơn người khác? (Cái này nên có một chút, HR rất thích)

Đây là bước đầu tiên trong hành trình cần chuẩn bị gì trước khi phỏng vấn. Không tự tin về bản thân thì bước vô phòng phỏng vấn sẽ tự động… run như đánh boss thiếu trang bị.

Bước 2: Nắm gọn thông tin công ty như nắm sổ đỏ

Bạn mà hỏi cần chuẩn bị gì trước khi phỏng vấn, thì không thể thiếu khâu “điều tra đối thủ” – tức là tìm hiểu về công ty mình ứng tuyển. Phải biết rõ:

  • Công ty làm ngành gì, dịch vụ/sản phẩm ra sao?
  • Văn hoá công ty kiểu truyền thống hay trẻ trung?
  • Gần đây có tin tức nóng hổi gì về họ?

Không cần phải nghiên cứu như luận án tiến sĩ, nhưng nắm vài điểm mấu chốt là lúc vô phỏng vấn bạn nói câu nào cũng trúng ý nhà tuyển dụng. HR ghét nhất kiểu ứng viên hỏi “Ủa công ty mình làm gì vậy chị?”. Thế là bay ghế như chơi! 

Bước 3: Luyện trả lời câu hỏi quốc dân

Anh chị em làm việc lâu năm bị phỏng vấn không bao giờ để bị hỏi “Em hãy giới thiệu về bản thân” mà đứng hình 5 giây. Đây là câu mở màn, và bạn phải “đá văng” nó như mở đầu một bản rap chất lượng.

  • Nói ngắn gọn, đi vào trọng tâm
  • Nhấn mạnh những điều liên quan tới công việc đang ứng tuyển
  • Thêm chút cá tính, đừng biến mình thành robot

Ngoài ra còn mấy câu huyền thoại như:

  • “Tại sao bạn nghỉ việc chỗ cũ?”
  • “Bạn nghĩ mình sẽ đóng góp gì cho công ty?”
  • “Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?”

Đừng trả lời kiểu “em chưa nghĩ tới” – đó là cách tự dâng vé về cho người khác. Tập nói trước gương, nhờ bạn bè hỏi thử, hoặc tự quay video rồi xem lại. Câu hỏi lặp đi lặp lại là cơ hội để bạn chốt sale chính mình cho đẹp. 

Bước 4: Làm đẹp CV, in ấn rõ ràng, đàng hoàng tử tế

Đừng bao giờ đánh giá thấp tờ CV. Đây là “vé vào cửa” để HR quyết định có mời bạn vào phòng không. Trong phần cần chuẩn bị gì trước khi phỏng vấn, việc chỉnh sửa CV là cực kỳ quan trọng.

  • Tham khảo các mẫu CV online để tạo CV chỉn chu hơn, có thể làm thêm bản CV bằng tiếng Anh cho chuyên nghiệp, nếu bạn muốn phỏng vấn tại các công ty nước ngoài. 
  • Chỉ ghi những gì có thật, đừng thêm thắt như viết tiểu thuyết
  • Nhấn mạnh kinh nghiệm, dự án, kỹ năng phù hợp với vị trí ứng tuyển

Nếu có portfolio, bảng chứng nhận, tài liệu liên quan thì chuẩn bị đầy đủ. Đừng đợi tới lúc HR hỏi mới ngơ ngác lục tìm trong điện thoại.

Bước 5: Dress code chỉnh chu – không cần sang, chỉ cần đúng

Anh em ra trận mặc giáp, dân chơi đi phỏng vấn trực tiếp hay online cũng cần “lên đồ” đúng kiểu. Không cần vest 5 triệu hay đồng hồ 20 củ, quan trọng là gọn gàng, hợp văn hoá công ty.

  • Ứng tuyển ngân hàng? Sơ mi, quần tây, giày da là combo chuẩn
  • Vô công ty startup? Áo polo + quần jeans sạch sẽ cũng ok
  • Phỏng vấn sáng? Chải tóc, đánh răng, đừng để quên vớ

Điểm quan trọng trong cần chuẩn bị gì trước khi phỏng vấn là bạn phải tạo được ấn tượng đầu tiên – không quá nổi bật nhưng khiến người đối diện nghĩ “Ờ, ông này nghiêm túc thật”.

Bước 6: Mang theo mọi thứ cần thiết – không để “quên não” ở nhà

Nghe thì dễ, nhưng vẫn có người quên mang CV, quên mang bút, quên luôn cả tên công ty ứng tuyển. Đó là kiểu vào phỏng vấn “tay không bắt giặc”, rồi về tay trắng cũng không ngạc nhiên.

Chuẩn bị một túi nhỏ với những thứ sau:

  • Bản in CV (từ 2 – 3 bản) hoặc bản PDF CV 
  • CMND hoặc CCCD (phòng khi cần xác minh) hoặc Passport 
  • Giấy tờ bằng cấp (nếu công ty yêu cầu mang theo)
  • Bút viết, sổ tay nhỏ

Không cần mang vali đồ nghề như đi công tác, nhưng phải đủ để thể hiện bạn là người có chuẩn bị, không phải vào phỏng vấn kiểu ghé cho vui. 

Cần chuẩn bị gì trước khi phỏng vấn 7 bước giúp bạn tự tin

Cần chuẩn bị gì trước khi phỏng vấn 7 bước giúp bạn tự tin

Bước 7: Tập nói chuyện có chiến thuật, đừng bắn pháo bông lung tung

Ngồi vào bàn phỏng vấn không phải là lúc kể chuyện đời. Hãy nói chuyện có chủ đích, có chiến thuật – mỗi câu nói là một cú ghi điểm.

  • Nói rõ ràng, không cà lăm, không vòng vo
  • Trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, không tấu hài vô tội vạ
  • Đặt câu hỏi ngược lại cho HR – thể hiện bạn quan tâm thật sự

Nhớ rằng phỏng vấn là “cuộc hẹn đôi bên”, không phải màn thi kiến thức. Bạn đang chọn công ty, công ty cũng chọn bạn. Và để chọn đúng, bạn phải nói sao cho thể hiện mình là hàng xịn. 

Nếu phỏng vấn với công ty nước ngoài thì phải chuẩn bị gì? 

Nếu phỏng vấn với công ty nước ngoài, thì không chỉ cần gọn gàng và lịch sự, mà còn phải “lên level” từ mindset đến kỹ năng. Dưới đây là những thứ dân chơi quốc tế cần chuẩn bị trước khi bước vô phỏng vấn: 

Tâm thế toàn cầu – bỏ tư duy “vào làm cho có”

Công ty nước ngoài thường đánh giá cao tư duy mở, chủ động và tinh thần học hỏi. Họ không chỉ tuyển người để “làm việc”, mà là để đồng hành. Thế nên, chuẩn bị tinh thần chuyên nghiệp, cầu thị và dám chia sẻ chính kiến.

Tiếng Anh là lợi thế

Không cần nói như dân bản xứ, nhưng phải đủ để giao tiếp trôi chảy, rõ ý. Chuẩn bị sẵn vài mẫu câu giới thiệu bản thân, trả lời mục tiêu nghề nghiệp, điểm mạnh – điểm yếu. Nếu yếu tiếng Anh, luyện “phát âm rõ” + “nói chậm” vẫn là nước đi khôn ngoan.

Tìm hiểu văn hóa công ty 

Không chỉ biết công ty làm gì, mà còn nên hiểu văn hóa làm việc. Ví dụ: startup châu Âu thích sáng tạo, môi trường Mỹ thiên về kết quả cá nhân, Nhật thì nghiêm túc – lễ nghĩa. Nắm được cái vibe này, khi nói chuyện sẽ bớt lệch tông.

Luyện phản xạ tình huống đặc biệt

Công ty nước ngoài rất hay hỏi mấy câu kiểu:

  • “Tell me about a time you failed.”
  • “How do you handle conflicts at work?”
  • “What motivates you every day?”

Tập trả lời những câu này theo kiểu “Story – Action – Result” để mạch lạc và chuyên nghiệp.

Ăn mặc chỉn chu theo chuẩn quốc tế

Không nhất thiết phải mặc vest, nhưng hãy gọn gàng, lịch sự, và sạch sẽ từ đầu đến chân. Môi trường quốc tế rất chú trọng ấn tượng ban đầu, nên không được cẩu thả. Dân chơi phỏng vấn quốc tế không bao giờ mặc áo nhăn hay giày dơ.

Chuẩn bị câu hỏi ngược lại

Phỏng vấn công ty nước ngoài mà chỉ trả lời thì chưa đủ. Bạn nên có vài câu hỏi như:

  • “How does your team measure success?”
  • “What are the next big challenges for the company?”
    Thể hiện bạn không chỉ tìm việc, mà còn muốn hiểu và đóng góp.

Tác phong đúng giờ – cực kỳ quan trọng

Với công ty quốc tế, trễ 5 phút là điểm trừ siêu to. Hãy đến sớm 10–15 phút nếu phỏng vấn offline, còn online thì check mạng, camera, mic ít nhất 30 phút trước.

Phỏng vấn không khó, chỉ cần chuẩn bị chuẩn

Vậy cần chuẩn bị gì trước khi phỏng vấn? – Câu trả lời gói gọn trong 7 bước, từ nắm bản thân tới chọn áo quần, từ luyện miệng tới mang đầy đủ giấy tờ.

Dân chơi không sợ phỏng vấn. Dân chơi chỉ sợ mình đi vô mà nói chuyện còn lủng củng, CV in còn lem mực, gà còn chưa thuộc bài. Chốt lại: phỏng vấn là game tâm lý – ai chuẩn bị chắc, người đó nắm cửa thắng. Nên nếu bạn đang sắp bước vô phòng HR, hãy đọc lại 7 bước ở trên, chỉnh đốn lại từng chút, và bước vô như một dân chơi tự tin, chinh phục bằng cái chất thật chứ không phải ngồi chém gió vớ vẩn. 

AsiaCo.com thật sự là một nền tảng hữu ích dành cho những kiều bào muốn kết nối và tạo dựng một cộng đồng thật đoàn kết và vững mạnh.

asiaco.com

Về chúng tôi

CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM TẠI CAMPUCHIA

Email: [email protected]


Telegram: @asiacoadmin


Địa chỉ: Phnom Penh, Campuchia


Sitemap

© All rights reserved. Created with Asiaco